Dịch vụ vệ sinh tai mũi họng tại nhà
Thời tiết lạnh, chất lượng không khí kém là hai yếu tố nguy cơ khởi phát các bệnh lý tai mũi họng và đường hô hấp, đặc biệt các đối tượng trẻ em và người già, những nguời có sức đề kháng kém hơn bình thường. Để làm hạn chế nguy cơ khởi phát cũng như để cải thiện các bệnh lý này thì việc vệ sinh mũi họng đúng cách rất quan trọng. Trong bài này Đức Nguyên sẽ chia sẻ về kỹ thuật vệ sinh mũi họng tại nhà.
A.Kỹ thuật vệ sinh mũi (rửa mũi) cho người lớn
1.Mục đích: để làm sạch đờm nhầy đặc, bụi, dị nguyên….
Đờm mũi đặc nhầy
Sau khi tiếp xúc với khói bụi nhiều
Viêm mũi xoang mạn
2.Chuẩn bị
Bình xịt rửa mũi bán sẵn hoặc bình có vòi chuyên dụng rửa mũi
Pha dung dịch rửa mũi nếu chưa có: pha nước sạch ẩm với muối tinh không iod đến khi độ mặn vừa phải là được
3.Tư thế lúc rửa
Nghiêng người về phía bồn rửa khoảng 45o
Quay đầu sao cho một lỗ mũi hứớng xuống duới bồn rửa như hình
4.Rửa
Đưa đầu bình rửa vào lỗ mũi (chú ý không đưa sâu quá bề rộng đầu ngón tay)
Há miệng, mở hoặc xịt cho nước chảy vào một bên mũi, qua hốc mũi và chảy ra bên lỗ kia
Xì nhẹ sau khi kết thúc rửa mũi mỗi bên và rửa tiếp bên còn lại
Nhớ hít thở bằng miệng trong lúc rửa, không hít bằng mũi
5.Một số điểm lưu ý
Nếu có cảm giác đau, rát khi rửa: giảm bớt lượng muối, đảm bảo nước ấm
Hiệu quả thường bắt đầu thấy sau 1-2 lần rửa. Về lâu dài, rửa mũi giúp kiểm soát các triệu chứng về xoang và cải thiện chất lượng cuộc sống
Tác dụng của rửa mũi giúp lam loãng dịch nhầy, giảm chảy dịch mũi xuống thành sau họng, rửa sạch vi khuẩn và các chất dị ứng. Nếu triệu chứng đã ổn định thì có thể rửa khoảng 3 lần/tuần là đủ
Không nên rửa mũi nếu có viêm tai hoặc tắc một bên mũi
B.Vệ sinh mũi cho trẻ nhỏ
Rửa mũi tại nhà cho trẻ về nguyên tắc cũng giống như người lớn nhưng cần lưu ý là trẻ nhỏ rất khó tự nguyện rửa và thường xuyên giãy dụa nên cần có người hỗ trợ để giữ trẻ khi rửa và người rửa cần có kinh nghiệm để tránh biến chứng sặc trong quá trình rửa.
Có thể để trẻ ngồi thẳng trong quá trình rửa mũi tại nhà để hạn chế nguy cơ dịch chảy lên tai.
Nếu quý vị cần tư vấn và hỗ trợ rửa mũi tại nhà có thể liên hệ với Đức Nguyên qua số đt 098.247.5115 để được giải đáp.
C.Súc họng miệng
1.Mục đich:
Sất khuẩn vùng họng miệng
Dự phòng viêm họng, viêm khoang miệng, viêm lợi
2.Dung dịch súc họng miệng
Nước muối ấm hoặc
Nước súc họng pha sẵn
3.Những lưu ý
Ngậm và súc ít nhất 30s, đối với trường hợp có tổn thương miệng họng thì khoảng 2 phút, sau đó nhổ đi không nuốt
Súc họng miệng từ 2-4 lần/ngày
Súc họng phải súc sâu trong họng
Nên súc họng sau khi ăn, trước và sau khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người có nguy cơ bệnh lý hô hấp
Các bạn có thắc mắc về bệnh lý mũi họng, hô hấp thông thường có thể liên hệ với chúng tôi qua số đt 098.247.5115 để được hỗ trợ.